5 TUYỆT CHIÊU PHÂN BIỆT INOX 304 VÀ 201 – BÁO GIÁ INOX 304 CHI TIẾT


5 TUYỆT CHIÊU PHÂN BIỆT INOX 304 VÀ 201 – BÁO GIÁ INOX 304 CHI TIẾT

Hiện nay, nhu cầu sử dụng inox 201 rất nhiều nhằm thay thế cho inox 304 vì vốn dĩ giá inox 304 cao hơn, tuy nhiên đối với những sản phẩm, công trình, dự án đòi hỏi chất lượng cao thì điều này là không thể. Dưới đây là những so sánh sự khác biệt của hai loại inox và 5 tuyệt chiêu phân biệt inox 304 bạn cần phải biết.

Thành phần hóa học:
Sự chênh lệch về giá inox 304 và inox 201 là do thành phần hóa học quyết định. Trong inox 201, Mangan đã được dùng như là yếu tố chính để thay thế Niken theo tỷ lệ 2: 1, cụ thể:
+ Inox 201: 4,5% Niken và 7,1% Mangan
+ Inox 304: 8,1% Niken và 1% Mangan
Với thành phần hóa học như trên có thể thấy hàm lượng Niken trong inox 304 là rất cao điều này dần đến giá inox 304 hiển nhiên cao hơn inox 201 kéo theo đó là các đặc tính về khả năng chống ăn mòn/ oxy hóa, chống gỉ…cũng có nhiều chênh lệch.
Các thông số kỹ thuật, đặc tính:
Không thể phủ nhận inox 201 vẫn có những ưu điểm nhất định, cùng với đó là giá thành tương đối thấp, ứng dụng cho các ngành gia dụng, sản xuất,…Tuy nhiên, nhằm giúp cho các bạn có thể tìm hiểu sâu và cụ thể hơn về hai loại inox 304 và inox 201 dưới đây là các so sánh chi tiết về các thông số kỹ thuật cũng như các đặc tính chất.
Thông số kỹ thuật, đặc tính           Inox 304              Inox 201
Khối lượng riêng               Cao hơn inox 201             Thấp hơn inox 304
Độ dát mỏng
               Vì có tính dẻo cao nên khả năng dát mõng của Inox 304 là rất tốt, tiết kiệm được năng lượng, sử dụng trong hầu hết các chi tiết Inox     Khó thực hiện hơn Inox 304
Độ cứng               Độ cứng thấp hơn Inox 201 nhưng có thể tăng khi nhiệt độ thấp.
               Hàm lượng Mangan cao làm độ cứng của Inox 201 cao, không tiết kiệm năng lượng.
Độ bền  Độ bền cao
               Độ bền thấp hơn
Khả năng chống ăn mòn
               Chống ăn mòn rất cao khi tiếp xúc với hóa chất, hay trong các môi trường hóa học.              Khả năng chống ăn mòn thấp hơn Inox 304, ứng dụng trong môi trường kháng vừa và nhẹ.
Tính từ
               Không hút nam chấm       Hút nam châm nhẹ
5 tuyệt chiêu phân biệt inox 304 và 201
Điều đáng tiếc hiện nay là nhiều người đã quyết định lựa chọn mua và chập nhận mức giá inox 304 nhưng họ vẫn không mua được loại inox 304 đúng hàng, chất lượng, hay mua nhầm inox 201 mặc dù giá của hai loại inox này chênh lệch nhau hoàn toàn. Hiểu được này và nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng nhầm lẫn, chúng tôi đưa ra 5 tuyệt chiêu hiệu quả để phân biệt inox 304 và inox 201:
             Dùng tia lửa mài: kiểm tra bằng cách quan sát tia lửa khi dùng máy cắt nếu inox 304 thì tia lửa sẽ ít hơn so với inox 201
             Dùng nam châm: như các bạn đã biết nguyên liệu ban đầu của Inox 304 không hút nam châm còn Inox 201 có hút nhẹ do trong thành phần có chứa sắt nhiều hơn. Tuy nhiên, phương pháp thử này không được chính xác hoàn toàn vì sau khi đã hình thành sản phẩm đặc biệt với các sản phẩm có góc cạnh thì không thể nhận biệt được bằng nam châm do từ tính bị phát sinh trong quá trình hình thành.
             Dùng thuốc thử chuyên dụng: Khi sử dụng thuốc thử Inox 304 có màu xanh còn Inox 201 có màu gạch.
             Dùng dung dịch Axit: Khi sử dụng dung dịch Axit để thử nên thử ở đầu cây, ưu điểm của phương pháp này là dễ dàng nhận biết nhanh chóng chính xác, cụ thể sau 5 giây axit tiếp túc với hai loại Inox thì inox 201 có phản ứng sủi bọt và chuyển thành màu hồng, còn inox 304 hầu như không có phản ứng.
             Kiểm tra tại trung tâm kiểm nghiệm:  đây là phương pháp chính xác nhất, kiểm tra được từng thành phần hóa học, nhưng thời gian kiểm nghiệm lâu và chi phí tương đối cao.
4 LOẠI BỀ MẶT INOX 304 PHỔ BIẾN – BẢNG GIÁ INOX 304 TẤM MỚI NHẤT
Inox 304 được ứng dụng rất nhiều trong đời sông hiện nay nhất là ngành trang trí nội, ngoại thất vì inox 304 có rất nhiều bề mặt để lựa chọn, mỗi loại lại có các đặc điểm, ứng dụng khác nhau. Sau đây là các thông tin chi tiết, cập nhật báo giá inox 304 tấm mà bạn nên biết.
Đặc điểm inox 304:
Nói về Inox 304 thì điều đầu tiên cần phải nhắc đến là ứng dụng phổ biến của inox 304, hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy các sản phẩm, công trình, dự án quan trọng đều được sử dụng loại inox này. Có thể nói đây là inox 304 đã tạo ra được giá trị bền vững, giúp đảm bảo về lâu dài, tránh được các hư hỏng, tiền phí bào trì hay sửa chữa nên dù giá inox 304 có cao hay thấp thì đối với người mua vẫn không quá quan trọng.
Dưới đây là 4 đặc điểm nổi bật của inox 304 mà bạn nên biết đến:
             Tính chống ăn mòn cao
Ưu điểm lớn nhất của inox 304 la tính chống ăn mòn tuyệt vời, nó có thể tiếp xúc với nhiều loại hóa chất khác nhau kể cả những hóa chất có tính ăn mòn cao. Nhờ vào khả năng chống gỉ tốt, dễ lau chùi, đảm bảo vệ sinh, không gây ảnh hưởng mùi đến thực phẩm hay dược phẩm, nên inox 304 đươc ứng dụng trong các ngành chế biến lương thực thực phẩm, ngành dược, y tế, dệt, nhuộm,…
             Khả năng chịu nhiệt:
Inox 304 thể hiện được khả năng chống oxi hóa tốt ở nhiệt độ 870°C, có thể lên đến nhiệt độ 925°C nên được ứng dụng trong các thiệt bị chịu nhiệt.
             Khả năng tạo hình, gia công:
Inox 304 có khả năng tạo hình rất tốt, có thể dát mỏng mà không cần gia nhiệt vì vậy loại inox này được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất các chi tiết inox.
– Tính dẻo: Inox 304 thể hiện khả năng dẻo dai tuyệt vời khi được hạ đến nhiệt độ của khí hóa lỏng, người ta đã tìm thấy những ứng dụng tại những nhiệt độ này.
– Tình hàn: inox 304 có khả năng hàn rất tốt, loại inox này phù hợp với tất cả các kỹ thuật hàn.
             Tính chất cơ học và tính vật lý:
Inox 304 là đại diện cho họ thép không gỉ  Austenitic nên từ tính của inox 304 là rất yếu, hầu như là không có. Tuy nhiên trải qua quá trình gia công sản phẩm nhất là các sản phẩm có góc cạnh, hay khi ở trong môi trường nhiệt độ thấp thì từ tính của inox 304 lại rất mạnh.
Các bề mặt INOX TẤM 304
Để tạo nên sự thành công cho công trình, sản phẩm chắc chắn cần phải lựa chọn đúng loại inox 304 chất lượng bên cạnh đó còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ cao đặc biệt trong các công trình kiến trúc, trang trí nội, ngoại thất,… Vì vây, người mua cần phải có kiến thức nhất định về các loại bề mặt inox 304 cũng như các ứng dụng cụ thể của chúng để đưa ra được quyết định chính xác nhất.
Các loại bề mặt INOX TẤM 304 phổ biến nhất gồm:
BA : là bề mặt sáng bóng như gương, được làm bóng bằng công đoạn ủ bóng sau khi được cán nguội. Bề mặt này thường được dùng trong dụng cụ gia đình, gương nhỏ, đồ làm bếp, vật liệu xây dựng, và các vật dụng khác cần bề mặt sáng bóng.
HL : có vân ( xước) kẻ sọc bên trên bề mặt, vân này được tạo bởi máy đánh bóng dùng phớt đánh bóng cho No.4, được ứng dụng trong nội ngoại thất, cửa, khuôn cửa.
No.2B : bề mặt nhẵn bóng được sử lý qua bề mặt trên cơ sở bề mặt No.2D, đây là bề mặt tiêu chuẩn, tăng cường cơ lý tính của sản phẩm nên được sử dụng rộng rãi trong mọi trường hợp.
No.1 : được làm sạch bề mặt bằng hóa chất và ủ sau giai đoạn cán nóng. Đây là vật liệu cán nguội được dùng làm bồn chứa công nghiệp, dụng cụ trong ngành công nghiệp hóa chất.
No.4 : được đánh bóng với mật độ 150 – 180 mesh, bề mặt có màu trắng bạc rất hấp dẫn, được dùng làm bồn tắm, trang trí bên trong, bên ngoài các tòa nhà, chế biến công nghiệp thực phẩm..
Ngoài các bề mặt INOX TẤM 304 vừa nêu thì trên thị trường còn có các bề mặt khác như : No.2D, No.3, No.8, Dull…Tùy vào từng mục đính, ứng dụng cũng như tiêu chuẩn thẩm mỹ người mua sẽ cân nhắc lựa chọn loại bề mặt phù hợp nhất.

Nhận xét